Bài viết của nhà giáo Trần Đình Giang - Giảng viên khoa Công nghệ ô tô nhân dịp hướng tới kỷ niệm 30 năm Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh
Hà Tĩnh được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và khu vực. Bình quân mỗi năm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tuyển sinh khoảng 25 nghìn học sinh, sinh viên. Tuy vậy, so với quy mô đào tạo, xu hướng trọng nghề, công tác khuyến nghề thời gian qua chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa khích lệ được học sinh, phụ huynh lựa chọn học nghề.
Các tổ chức giáo dục sử dụng hệ thống điện toán đám mây nhằm mục đích đơn giản hóa các quy trình tuyển sinh và quản trị, cũng như cải thiện việc giao tiếp trong nội bộ của tổ chức. Bằng cách thuê ngoài cơ sở hạ tầng (outsourcing infrastructure) theo mô hình nền tảng hoặc phần mềm như một dịch vụ (platform or software as a service), các tổ chức giáo dục sẽ cắt giảm chi phí đồng thời vẫn tăng hiệu quả hoạt động.
Ba năm trước, tại Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học trong kỷ nguyên số đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp” (tháng 4.2018), Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB - XH) Lê Quân đã nhắc tới một dự án quan trọng, trong đó có nội dung “phát triển thị trường đào tạo trực tuyến”. Giờ đây khi dịch Covid-19 bùng phát, “đào tạo trực tuyến đã thực sự được coi trọng”, ông Quân nhận xét và nhấn mạnh đây là giải pháp quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong cả hiện tại và tương lai chứ không chỉ mang tính tạm thời.
Thực hiện nghĩa vụ Cam kết đảm bảo giới thiệu việc làm cho HSSV ngay sau khi tốt nghiệp đồng thời giúp HSSV trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh có cơ hội tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp, tiếp xúc được những yêu cầu nhân lực của doanh nghiệp để các em chuẩn bị đủ kiến thức và rèn luyện kỹ năng, ngày 08/10/2019, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh và Cty CP Cáp treo Bà Nà đã tổ chức buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng nghề cho HSSV
Đó là hiện thực của nhiều học viên sau khi tốt nghiệp hệ bổ túc trung học phổ thông (THPT) kết hợp đào tạo trung cấp nghề tại Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh.
Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó việc hình thành các nhà máy thông minh, nhà máy số, đều được quản lý, quản trị thông qua hệ thống thực- ảo, dựa trên nền tảng của các công nghệ số, ứng dụng của intenet vạn vật.
Trong 5 ngày từ 16/04 – 20/04/2018, chuyên gia của học viện Chisholm – Úc đã đến làm việc với Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh về chương trình chuyển giao nghề Cơ điện tử chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Úc.
Ngày 30/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2018.
Ngày 2/4/2018, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị “Đánh giá công tác tuyển sinh, tổ chức thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018”. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Quân dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Chương trình theo dòng thời sự phát sóng trực tiếp trên VOV1 (7h15-7h45 ngày 14/03/2018) với chủ đề “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp, đề cao lợi ích của các doanh nghiệp”. Khách mời Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tây, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Ban biên tập trích giới thiệu tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia biên soạn, cung cấp thêm cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm, các động lực và những thách thức, cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng lao động có kỹ năng nghề di chuyển trong khu vực ASEAN nói riêng mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia - phái cử lao động di cư và tiếp nhận lao động di cư. ASEAN chủ trương hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ năng/năng lực giữa các nước tiến tới công nhận lẫn nhau về trình độ để thúc đẩy phát triển kỹ năng, di chuyển lao động và sinh viên. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau được coi là những công cụ chính để di chuyển lao động. Những thỏa thuận này giúp những người hành nghề có kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp để được chứng nhận và làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, cơ chế cũng như tiến trình thực hiện các thỏa thuận này có những điểm khác biệt nhất định cần được làm rõ để tránh cách hiểu hoặc diễn ngôn có phần phiến diện.